THÁNG GIÊNG | Cầu cho nạn kỳ thị và đàn áp tôn giáo

Chúng ta cầu nguyện cho mọi người đau khổ vì bị phân biệt đối xử và bách hại tôn giáo; xin cho các quyền lợi và phẩm giá của họ được nhìn nhận, vì họ thật là anh chị em trong gia đình nhân loại.

Pope Francis – January 2022

Tại sao lại vẫn còn xảy ra tình trạng nhiều tôn giáo thiểu số chịu sự kỳ thị hay đàn áp?
Làm sao chúng ta có thể để xảy ra tình trạng trong xã hội vốn rất văn minh này, vẫn có những người bị đàn áp
chỉ vì họ công khai tuyên xưng đức tin của mình? Điều này thật không thể chấp nhận được, thật vô nhân đạo và thậm chí là điên rồ.
Tự do tôn giáo không chỉ nằm ở sự tự do thờ phượng, nghĩa là được cử hành các nghi lễ
được quy định trong các sách thánh. Nhưng đúng hơn, tự do tôn giáo là biết đề cao sự khác biệt của người khác
và nhìn nhận họ như những anh chị em thực sự của mình.
Là con người, chúng ta có rất nhiều điểm chung nên có thể sống bên cạnh nhau, và sẵn sàng đón nhận
sự khác biệt của nhau với niềm vui được trở thành anh chị em.
Và dầu có thể có một sự khác biệt nhỏ, hay một sự khác biệt đáng kể như tôn giáo chẳng hạn,
cũng không làm lu mờ mối dây hiệp nhất của tình anh chị em.
Chúng ta hãy chọn con đường của tình huynh đệ. Bởi vì, hoặc chúng ta là anh chị em của nhau, hoặc chúng ta đánh mất tất cả.
Chúng ta hãy cầu nguyện cho những người chịu sự kỳ thị và bị đàn áp tôn giáo, có thể tìm thấy những quyền và phẩm giá của mình trong xã hội mà họ đang sống xuất phát từ việc là anh chị em của nhau.

Credits

Campaign title:

The Pope Video – January 2022: Religious discrimination and persecution

A project by Pope’s Worldwide Prayer Network

In collaboration with Vatican Media

Creativity and co-production by:

La Machi Communication for Good Causes

Music production and mix by:

Índigo Music Design

Benefactors

Benefactors:

ACN International

Media partners:

Aleteia

With the Society of Jesus

Tình huynh đệ, tự do tôn giáo, đàn áp tôn giáo, bổn phận công dân, đàn áp tôn giáo, chia sẻ đức tin.

adminTHÁNG GIÊNG | Cầu cho nạn kỳ thị và đàn áp tôn giáo